Game thủ “nhí” cũng hẹn hò, cưới hỏi như trong… game
(DTG) - Những lần hẹn hò, những ngày cùng nhau bị “sặc nước” (chết trong game), tỉ tê chuyện học hành... đã khiến các cô, cậu bé gần nhau và cùng “học” những chuyện người lớn, được mặc định trong game…
6 giờ 15 phút, cánh cửa một trung tâm dịch vụ Internet ở quận 10 - TPHCM vẫn còn đóng kín, một học sinh trong đồng phục đến trường đã ngồi sẵn trước cửa, chờ đợi. Mươi phút sau, tôi đã thấy các cư dân nhí của mạng Internet lũ lượt tập trung trước cửa dịch vụ này.
Cửa tiệm vừa mở, các game thủ nhí lập tức nhào vào. Những giao diện quen mắt: Boom online, Audition, Võ lâm truyền kỳ, Biệt đội thần tốc, Tam quốc chí... lập tức được mở ra.
Luyện game từ thuở... lên ba
Đưa ngay cho chị chủ tiệm 3.000 đồng tiền xu, cô bé tung tăng bước vào một tiệm net nhỏ trên đường Bà Hạt, Q.10-TPHCM. Phải nhón gót, cô bé mới leo lên được chiếc ghế nhựa dành cho người lớn. Màn hình đã được cài sẵn hàng chục icon biểu trưng của các game đang được yêu thích hiện nay cho các game thủ nhí chọn lựa.
Bằng những thao tác thành thạo, chẳng mấy chốc, cô bé đã trở thành một game thủ cấp 135 của game Boom online. Cô bé say sưa, vừa điều khiển nhân vật mang nick linh9... vừa thành thật trả lời cho đề nghị mở giúp tài khoản trong game của tôi: “Con không biết tạo nick, bạn của con chơi chán game này rồi cho con”.
Rồi cô bé thao thao kể về những trò chơi trực tuyến mà mình và các bạn đang là thành viên: “Bạn trong lớp con đứa nào cũng có game hết. Tụi con hẹn giờ rồi cùng chơi”. Cô bé khoe, nick banhim... mà mình đang chơi cũng là của một em bé chưa tròn 4 tuổi. “Anh Hai của em Xí Muội tạo nick cho em Xí Muội chơi đó”.
Qua đường “truyền miệng”, các game thủ nhí ban đầu tìm đến với game chỉ vì tò mò và học đòi bạn bè. Càng về sau, thế giới rộng lớn của Internet đã hút hết tâm trí của các cô cậu bé. “Đi học về, con mới được ra tiệm Internet nên chỉ online được chút xíu à”- một cậu bé chừng 6 tuổi ngồi cạnh bên càu nhàu khi tôi hỏi chuyện. Ba mẹ cùng quản lý cửa hàng quà lưu niệm nên chẳng còn thời gian chơi cùng cậu bé. Vậy là, từ khi tan trường cho đến khi đóng cửa hàng, ba mẹ cậu cho cậu vài ngàn đồng để đến tiệm Internet gần đó.
Chỉ sau một thời gian, đứa con trai cưng của họ đã trở thành game thủ cấp cao và chẳng còn màng đến việc chơi cùng bạn bè ngoài đời thực.
Hẹn hò trong game, hẹn hò ngoài đời
“Anh Tí vừa mới mua nhẫn cầu hôn với bồ”- bé M.D, học sinh tiểu học, khoe với cả nhà như vậy. Ai cũng hết sức ngạc nhiên vì hai anh em M.D, đứa lớn đang học lớp 4, còn đứa nhỏ mới chỉ học lớp 2. Gặng hỏi, cô bé hồn nhiên kể về những “cuộc tình” trong game của mình và của anh trai. Những lần hẹn hò, những ngày cùng nhau bị “sặc nước” (chết trong game), tỉ tê chuyện học hành... đã khiến các cô, cậu bé gần nhau và cùng “học” những chuyện người lớn, được mặc định trong game.
Không dừng lại ở chuyện hẹn hò trong game, bắt chước các anh trong tiệm Internet, cu cậu H.L, học sinh lớp 5 một trường tiểu học có tiếng ở Q.10 - TPHCM, đã kéo cả “bồ” trong game ra ngoài đời thực. Thấy con xin tiền ra tiệm net cho cả bạn, chị M.H hỏi ra mới biết cô bé đi cùng con mình học lớp dưới nhưng quen nhau qua game rồi chơi chung gần nửa năm nay. Rõ ràng, cách ứng xử trong game đã được các em sao chép và hành xử trong đời thực.
Khốn khổ hơn chuyện “yêu”, chuyện “chém, giết” của các game thủ nhí cũng khiến không ít phụ huynh đau đầu. Theo chân bé M.N đến tiệm net gần nhà, chưa ngồi ấm chỗ, tôi đã nghe tiếng la hét “Bao vây nó! Dồn nó lại”, “Giết nó”, “Bắn nó”... của các game thủ nhí đã rộn ràng, quyết liệt. Trên đường về nhà, M.N ấm ức: “Sắp được nghỉ hè rồi, em sẽ kéo “băng” của em giết tụi nó”. Sự hậm hực hơn thua của một đứa bé lên 9 khiến tôi lo lắng. Từ câu chuyện phục thù trong game, những trận đánh nhau ở ngoài đời thực chắc rồi cũng sẽ diễn ra trong ngày một ngày hai.
Chưa có năng lực kiềm chế bản thân, lại được sống trong thế giới sôi động, đầy sắc màu huyền thoại của game và quan trọng nhất là không được cha mẹ quan tâm, kiểm soát đúng cách, nhiều em bé mải mê ngồi ở tiệm net “luyện” thành cao thủ của game trường, trong khi việc học hành lại bỏ bê, sức khỏe và tinh thần sa sút.
Theo Người Lao Động
(DTG) - Những lần hẹn hò, những ngày cùng nhau bị “sặc nước” (chết trong game), tỉ tê chuyện học hành... đã khiến các cô, cậu bé gần nhau và cùng “học” những chuyện người lớn, được mặc định trong game…
6 giờ 15 phút, cánh cửa một trung tâm dịch vụ Internet ở quận 10 - TPHCM vẫn còn đóng kín, một học sinh trong đồng phục đến trường đã ngồi sẵn trước cửa, chờ đợi. Mươi phút sau, tôi đã thấy các cư dân nhí của mạng Internet lũ lượt tập trung trước cửa dịch vụ này.
Cửa tiệm vừa mở, các game thủ nhí lập tức nhào vào. Những giao diện quen mắt: Boom online, Audition, Võ lâm truyền kỳ, Biệt đội thần tốc, Tam quốc chí... lập tức được mở ra.
Luyện game từ thuở... lên ba
Đưa ngay cho chị chủ tiệm 3.000 đồng tiền xu, cô bé tung tăng bước vào một tiệm net nhỏ trên đường Bà Hạt, Q.10-TPHCM. Phải nhón gót, cô bé mới leo lên được chiếc ghế nhựa dành cho người lớn. Màn hình đã được cài sẵn hàng chục icon biểu trưng của các game đang được yêu thích hiện nay cho các game thủ nhí chọn lựa.
Bằng những thao tác thành thạo, chẳng mấy chốc, cô bé đã trở thành một game thủ cấp 135 của game Boom online. Cô bé say sưa, vừa điều khiển nhân vật mang nick linh9... vừa thành thật trả lời cho đề nghị mở giúp tài khoản trong game của tôi: “Con không biết tạo nick, bạn của con chơi chán game này rồi cho con”.
Rồi cô bé thao thao kể về những trò chơi trực tuyến mà mình và các bạn đang là thành viên: “Bạn trong lớp con đứa nào cũng có game hết. Tụi con hẹn giờ rồi cùng chơi”. Cô bé khoe, nick banhim... mà mình đang chơi cũng là của một em bé chưa tròn 4 tuổi. “Anh Hai của em Xí Muội tạo nick cho em Xí Muội chơi đó”.
Qua đường “truyền miệng”, các game thủ nhí ban đầu tìm đến với game chỉ vì tò mò và học đòi bạn bè. Càng về sau, thế giới rộng lớn của Internet đã hút hết tâm trí của các cô cậu bé. “Đi học về, con mới được ra tiệm Internet nên chỉ online được chút xíu à”- một cậu bé chừng 6 tuổi ngồi cạnh bên càu nhàu khi tôi hỏi chuyện. Ba mẹ cùng quản lý cửa hàng quà lưu niệm nên chẳng còn thời gian chơi cùng cậu bé. Vậy là, từ khi tan trường cho đến khi đóng cửa hàng, ba mẹ cậu cho cậu vài ngàn đồng để đến tiệm Internet gần đó.
Chỉ sau một thời gian, đứa con trai cưng của họ đã trở thành game thủ cấp cao và chẳng còn màng đến việc chơi cùng bạn bè ngoài đời thực.
Hẹn hò trong game, hẹn hò ngoài đời
“Anh Tí vừa mới mua nhẫn cầu hôn với bồ”- bé M.D, học sinh tiểu học, khoe với cả nhà như vậy. Ai cũng hết sức ngạc nhiên vì hai anh em M.D, đứa lớn đang học lớp 4, còn đứa nhỏ mới chỉ học lớp 2. Gặng hỏi, cô bé hồn nhiên kể về những “cuộc tình” trong game của mình và của anh trai. Những lần hẹn hò, những ngày cùng nhau bị “sặc nước” (chết trong game), tỉ tê chuyện học hành... đã khiến các cô, cậu bé gần nhau và cùng “học” những chuyện người lớn, được mặc định trong game.
Không dừng lại ở chuyện hẹn hò trong game, bắt chước các anh trong tiệm Internet, cu cậu H.L, học sinh lớp 5 một trường tiểu học có tiếng ở Q.10 - TPHCM, đã kéo cả “bồ” trong game ra ngoài đời thực. Thấy con xin tiền ra tiệm net cho cả bạn, chị M.H hỏi ra mới biết cô bé đi cùng con mình học lớp dưới nhưng quen nhau qua game rồi chơi chung gần nửa năm nay. Rõ ràng, cách ứng xử trong game đã được các em sao chép và hành xử trong đời thực.
Khốn khổ hơn chuyện “yêu”, chuyện “chém, giết” của các game thủ nhí cũng khiến không ít phụ huynh đau đầu. Theo chân bé M.N đến tiệm net gần nhà, chưa ngồi ấm chỗ, tôi đã nghe tiếng la hét “Bao vây nó! Dồn nó lại”, “Giết nó”, “Bắn nó”... của các game thủ nhí đã rộn ràng, quyết liệt. Trên đường về nhà, M.N ấm ức: “Sắp được nghỉ hè rồi, em sẽ kéo “băng” của em giết tụi nó”. Sự hậm hực hơn thua của một đứa bé lên 9 khiến tôi lo lắng. Từ câu chuyện phục thù trong game, những trận đánh nhau ở ngoài đời thực chắc rồi cũng sẽ diễn ra trong ngày một ngày hai.
Chưa có năng lực kiềm chế bản thân, lại được sống trong thế giới sôi động, đầy sắc màu huyền thoại của game và quan trọng nhất là không được cha mẹ quan tâm, kiểm soát đúng cách, nhiều em bé mải mê ngồi ở tiệm net “luyện” thành cao thủ của game trường, trong khi việc học hành lại bỏ bê, sức khỏe và tinh thần sa sút.
Theo Người Lao Động